Welcome to website nhagoviet.vn
Hotline: 0926 132 132

Xây dựng nhà gỗ truyền thống những điều bạn cần biết:

Từ ngàn đời, việc xây nhà luôn được chú trọng bởi ông bà ta quan niệm rằng nhà cửa chính là nền móng đầu tiên để con người bước vào xã hội, nhà có chắc, có sạch, phong thủy có tốt, trong ấm ngoài êm thì làm việc mới thông thuận được. Chính vì thế, để giúp đỡ cho hậu thế có được mái nhà hoàn hảo, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm xây dựng nhà gỗ, đặc biệt là nhà gỗ truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng với người Việt Nam ta. Bài viết dưới đây, Nhà Gỗ Việt xin chia sẻ cùng bạn những “tips” cần ghi nhớ này, hy vọng sẽ giúp bạn có được một ngôi nhà gỗ truyền thống giúp gia đình thịnh vượng.

Xây dựng nhà gỗ truyền thống những thông tin cần nên biết

Một ngôi nhà gỗ truyền thống được chia làm 3 phần: khuôn viên, nhà chính và gian phụ. Mỗi một phần đều có những kinh nghiệm xây dựng và bày trí khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin về cập nhật về nhà gỗ cũng như kiến thức xây dựng giá cả tại đây

Các mẫu nhà gỗ đẹp do nhà gỗ việt thiết kế và thi công

Thông tin về các kiến thức cũng như địa điểm nhà gỗ đẹp tại nhagoviet.vn tại đây

Khuôn viên:

Trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống, đặc biệt là nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ, phần nhà chính và gian phụ luôn nằm biệt lập với khuôn viên xung quanh. Trong khuôn viên thường được trồng những loại cây có hương thơm hoặc tán cây rộng để tạo bóng mát. Mỗi một gia chủ có bản mệnh khác nhau sẽ có những loại cây chiêu tài khác nhau chính vì thế chọn được một loại cây tốt để trồng trong sân cũng là một điều bạn nên lưu ý. Tuy nhiên, việc trồng cây trong khuôn viên nhà cũng nên được chăm chút cẩn thận, không nên trồng những cây bụi quá um tùm, có hang hốc,… sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời để mời gọi các loại côn trùng hoặc bò sát gây nguy hại đến gia đình.

Khuôn viên xung quanh kiến trúc nhà gỗ truyền thống đặc biệt là nhà gỗ bắc bộ

Ngoài ra, tại khuôn viên của những ngôi nhà gỗ truyền thống thường được đặt những bàn thờ thiêng, thờ người khuất mặt,… tùy vào bổn mệnh mà vị trí đặt bàn thờ cũng khác nhau. Bạn nên hỏi ý của những thầy phong thủy trước khi lập 1 bàn thờ bất kỳ.

Gian nhà chính:

Những ngôi nhà gỗ truyền thống thường có một điểm chung là chúng hoàn toàn là nhà trệt, dù số lượng gian và chái khác nhau nhưng có thể chia thành 2 phần chính: gian chính giữa dùng để thờ tổ tiên và tiếp khách, những gian còn lại là buồng ở riêng nối đến 2 cửa trước và sau.

Gian để thờ và tiếp khách còn lại là buồng riêng và cửa trước sau

Về cách bày trí không gian:

Hướng nhà chính tốt nhất nên xây dựng quay về hướng Nam hoặc Đông Nam, nguyên nhân của việc này chính là để có được góc bắt ánh sáng mặt trời tốt nhất. Nắng sáng chiếu xiên từ hướng đồng, nắng chiều chiếu xiên từ hướng Tây, nhà quay mặt hướng Nam thì ánh sáng chỉ có thể chiếu xiên vào 2 đầu hồi và hắt ánh sáng phản chiếu vào trong nhà, vừa tiết kiệm được một lượng lớn điện năng, vừa cản được sức nóng của mặt trời vào nhà. Phía trước nhà thường được che những tấm màn đan ngang bằng tre gọi là rại, chúng có công dụng làm cho ánh sáng chiếu vào nhà bị yếu đi, đồng thời cản được mưa, bụi vào nhà. Ngoài ra, trong phong thủy, các gian chính của căn nhà đều nhìn về một hướng được gọi là đơn trạch, 2 hướng Chính Nam và Đông Nam cũng là 2 hướng tốt chiêu nhiều tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Tuy nhiên, điều kiện cần đầu tiên vẫn là ưu tiên hướng của căn nhà phải luôn hợp với cung mạng của gia chủ.

Cách bày trí hướng, ánh sáng để phù hợp cung mạng gia chủ

Phần gian nhà giữa, tại vị trí chính diện ở phía cửa trước, thường được dùng làm chỗ để thờ phụng. Bàn thờ của thần và phật sẽ được đặt ngay chính giữa, bàn thờ gia tiên sẽ được đặt bên phía tay phải. Đây là phong tục và cũng là cách đặt phong thủy gian thờ của người Việt Nam.

Về màu sắc phải có sự đồng nhất từ cửa nẻo, phòng vách, cột, kèo, đến các nội thất trong gia đình. Điều này vừa để đảm bảo yếu tố “đơn trạch” vừa đem lại sự đồng nhất, cổ kính, phù hợp cho một căn nhà gỗ truyền thống mang ý nghĩa thiêng liêng.

Về cách bày trí nội thất:

Đầu tiên, tại gian nhà chính, phần chính diện dùng để thờ phụng, bạn có thể đặt những bứ hoành phi, câu đối, tranh chữ Hán hoặc các loại vật dụng phong thủy như tượng sư, bình hoa gốm, ngà voi,… Bàn ghế dùng để tiếp khách tại gian nhà này cũng nên được đặt chếch sang trái hoặc phải của gian nhà, tránh đặt ngay trước bàn thờ để nơi này được thông thoáng hướng thẳng ra cửa chính. Ngoài ra việc đặt những bộ bàn ghế chếch khỏi chính diện sẽ giúp cho những vị khách được thoải mái, tự nhiên trò chuyện hơn khi đến nhà. Vì đa phần kiến trúc nhà truyền thống không chia buồng, phòng, nên để tạo sự riêng tư, người ta dựng hai bộ ván hoặc các kiến trúc vách ngăn để phù hợp.

Cách bày trí nội thất phù hợp cho nhà gỗ truyền thống

Đồ nội thất trong nhà nên được lựa chọn phù hợp với phong thủy và cân bằng yếu tố âm dương. Việc lựa chọn màu sắc đối với nhà gỗ cổ cần chú ý chọn các tông màu phù hợp với sự cổ kính của ngôi nhà.

Gian phụ:

Gian phụ thường là phòng bếp và kho thóc, gạo. Tuy nhiên, ngày nay những căn nhà gỗ truyền thống thường được xây dựng với mục đích ở và thờ phụng chứ không còn dùng để cất trữ lương thực như xưa nên kho thóc thường bị lượt bớt.

Nhà bếp đa phần được dựng riêng bên ngoài phía trái và vuông góc với nhà chính, tức là nhà hướng Nam thì bếp đặt phía Đông, hướng bếp nhìn ra Tây. Nguyên do cho quan niệm này nằm ở việc ngày xưa, các nhà bếp thường chỉ chụm củi nhóm lửa chứ không sử dụng bếp ga như hiện tại, để giữ cho bếp luôn ấm, lửa luôn đều thì cần tránh gió nam và gió đông nam thổi tới, đặt hướng nhà bếp như vậy vừa hay gió sẽ chỉ thổi được đến vách ngăn chứ không thể lọt vào bếp được. Giả dụ đặt phía bên phải nhà chính quay mặt về hướng Đông, gió thổi vào khiến cho lửa rơm cháy bùng sau bếp, cơm canh đều hỏng. Đây là cái lý phong thủy của người Việt cổ xưa.

Gian phụ nhà gỗ truyền thống

Địa chỉ làm nhà gỗ truyền thống uy tín tại việt nam

Bước 1: Tiếp nhận đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng

Bước 2: Tiến hành khảo sát, đo đạt, trao đổi với khách hàng để có thiết kế sơ bộ chuyển giao đến khách hàng kiểm tra. Bạn có thể yêu cầu chúng tôi sửa chữa hoặc làm lại bản thiết kế khác cho đến khi thỏa mãn được yêu cầu của bạn, đối với những chi tiết thiết kế không phù hợp hoặc tốn kém nhiều chi phí, kiến trúc sư sẽ trao đổi với bạn và tìm hướng giải quyết hiệu quả nhất cho bạn.

Bước 3: Sau khi thống nhất được thiết kế, Nhà Gỗ Việt sẽ bắt tay ngay vào quá trình thi công theo đúng bản vẽ.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện nước, trang thiết bị nội – ngoại thất để hoàn thiện ngôi nhà

Bước 5: Bàn giao nhà với khách hàng và bắt đầu giai đoạn bảo hành theo đúng hợp đồng

Bên trên là một số kinh nghiệm xây dựng nhà gỗ truyền thống mà chúng tôi đã đúc kết được và muốn gửi gắm đến bạn. Tại nước ta, nhà gỗ truyền thống mang một ý nghĩa thiêng liêng, thường được xây dựng để làm nơi thờ phụng Phật, thần và gia tiên, là nơi để con cháu quây quần lại hàng năm tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông của gia đình. Chính vì thế, công trình kiến trúc này cần được xây dựng cẩn thận bởi một đội ngũ có tầm và có tâm với nghề. Nếu bạn cần tìm một đơn vị thiết kế - thi công nhà gỗ truyền thống hoặc các công trình liên quan đến nhà gỗ đẹp thì Nhà Gỗ Việt là đơn vị thi công thiết kế nhà gỗ chuyên nghiệp với hơn 18 năm kinh nghiệm, chúng tôi hiểu cần làm gì để giúp bạn tối thiểu nhất chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo được độ khả thi và tính thẩm mĩ của công trình. Nếu đang có nhu cầu, bạn hãy liên hệ đến chúng tôi theo

Tên doanh nghiệp: Công Ty Thiết Kế - Thi Công Nhà Gỗ Việt

Số điện thoại: 0926132132

Địa chỉ: C8B/12 Ấp 3, Đường Vĩnh Lộc, Hồ Chí Minh, 71821, Vietnam

Email liên hệ: info@nhagoviet.vn

Website: https://nhagoviet.vn

Làm nhà gỗ 3 gian giá bao nhiêu tiền

Nếu bạn muốn xây dựng một nhà gỗ 3 gian vừa mang nét đẹp truyền thống, vừa mang nét hiện đại của kiến trúc phương tây nhưng lo ngại về vấn đề giá cả, thì bài viết dưới đây, Nhà Gỗ Việt sẽ gửi đến bạn bảng báo giá chi tiết dịch vụ thiết kế - xây dựng nhà gỗ 3 gian do chúng tôi cung cấp.

Nhà gỗ 3 gian, 5 gian hiện đại tại Nhà Gỗ Việt

Nhắc đến “nhà gỗ 3 gian hay 5 gian”, người Việt ta sẽ nghĩ ngay đến nhưng ngôi nhà gỗ mun, gỗ lim,… xưa cũ được xây dựng công phu và chạm trổ tinh tế thể hiện cho một tầng lớp giàu có ngày xưa. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xu hướng thẩm mỹ, những ngôi nhà gỗ có kiến trúc đẹp mắt, độc đáo, sang trọng

Nhà Gỗ Cho Chó

Mua nhà gỗ cho chó ở đâu ? Khi đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện, tư duy về những mối quan hệ cũng dần trở nên thay đổi, đặc biệt là đối với vật nuôi.

Nhà Hàng Nhà Gỗ Đà Lạt

Tọa lạc tại số 26 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 09, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc mang tên gọi Nhà Gỗ Restaurant. Đây là địa chỉ lý tưởng để bạn cùng những ngời thân yêu của mình ăn một bữa cơm đầm ấm, hạnh phúc và ngon miệng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Vui lòng nhập thông tin vào form dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất có thể. Xin cảm ơn.

Call Now Facebook Zalo